Diễn đàn Người Lao Động
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV

Go down

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV Empty Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV

Bài gửi by pink_le Mon Mar 24, 2008 4:13 pm

I) Tư tưởng, tôn giáo-Thế kỷ X-XV Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển.
+ Phật giáo:
Thời Lý, Trần: giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật…
Thời Lê sơ: bị hạn chế thu hẹp và hòa hợp vào trong nhân dân.
Chùa Dâu (Bắc Ninh)
+ Nho giáo:
Thời Lý, Trần: dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, song không phổ biến trong nhân dân.
Thời Lê sơ: nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX. Số người theo đạo phật và Đạo giáo giảm bớt. Nhà nước hạn chế sự phát triển của Phật Giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhân dân.
Sự phát triển của giáo dục Nho giáo học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo

+ Khổng tử
Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng. Từ cuối thế kỉ XIV, Đạo giáo suy dần.
II) Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật:
Giáo dục:
- Năm 1070 (tháng 8 năm Canh Tuất) : Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- Năm 1075: khoa thi quốc gia đầu tiên (được tổ chức ở kinh thành).

Chọn các loại tiến sĩ
Đệ nhất giáp (Tam khôi)
Đệ nhị giáp (Hoàng giáp)
Đệ tam giáp (Đồng tiến sĩ)
Thi Đình
Lấy từ trên xuống, ai đủ điểm thì được vào sân vua dự kì thi Đình (Hội nguyên-Người đứng đầu)
Thi Hội
Mỗi khoá thi thí sinh sẽ phải làm bài qua 4 trường(vòng)
1.Thi viết ám tả
2.Thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ, phú
3.Thi chế,chiếu, biểu
4.Thi đối sách

Hương cống(Cử nhân),
Sinh đồ (Tú tài)

Thi Hương
Nội dung thi
Chức danh

Các khoá thi
- Năm 1076: Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám (trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý).
-Năm 1156: Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
-Năm 1253: vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
- Vào năm 1484: Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.
Thế hình ảnh Quốc Tử Giám được in ở mặt sau tờ tiền nào ở nước ta?
Văn bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc tử giám
Chu Văn An (1292-1370)
Vườn bia (Văn miếu Hà Nội)
* Tác dụng:
Nâng cao dân trí.
Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

Văn học:
Sự phát triển giáo dục giúp góp phần phát triển văn học
Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển.
Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, phú sông Bạch Đằng, Bìng Ngô đại cáo v.v… cùng nhiều tập thơ chữ Hán khác.
Thể hiện đựơc tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v… có nội dung ca ngợi đất nước phát triển

Các tác phẩm văn học:
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: Sáng tác để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2
Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc
Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Nghệ thuật :
Có bước phát triển mới
Công trình phật giáo được xây dựng khắp nơi

Kiến trúc-điêu khắc
-Đạt nhiều thành tựu:Tháp Báo Thiên,Tượng Phật Quỳnh Lâm, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh
"An Nam tứ đại khí"
-Mang một nét đặc sắc, độc đáo của nền văn minh Đại Việt
- ảnh hưởng của Phật, Nho giáo và Chăm Pa
Chùa Một Cột
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV Hv_P1280103

Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, nhà vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Kiến Trúc
Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.
Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay.
ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh.
Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt.

Và 1 số ngôi chùa khác …..
THÁP PHỔ MINH

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV 430507748_827c06d869
Tháp Phổ Minh xây từ đời Trần. Tháp được xây bằng đá xếp, rất công phu.

CHÙA DÂU

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV 356042394_c891d37a74
CHÙA PHẬT TÍCH

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV 504029061_3ce46d8bf5
THÁP BÁO THIÊN

Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thế kỉ X_XV 606-baothien
Phụ đề trong hình: Cuối năm 1883, theo yêu cầu của Công sứ Bonan, Kinh lược Bắc Kỳ là Nguyễn Hữu Độ cho phá chùa Báo Thiên lấy đất giao cho cố đạo Puginier. Đầu năm 1884, trên khu đất chùa Báo Thiên (bao gồm cả nền tháp Báo Thiên), Puginier đã xây dựng nhà thờ lớn của đạo Thiên Chúa.

pink_le

Nữ
Tổng số bài gửi : 29
Age : 43
Đến từ : Ha Noi
Nghề nghiệp/Sở thích : Buon dua le
Hài hước : Cực kì luôn
Registration date : 15/01/2008

http://vietbao.vn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết