Diễn đàn Người Lao Động
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

2 posters

Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:13 pm

Chuyện kể về một cây gỗ vuông chành chạnh-Hữu Loan

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 14-6-1919 tại làng Vân
Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông tham gia khởi nghĩa
cướp chính quyền ở huyện Nga Sơn. Sau đó Hữu Loan giữ chức Ủy viên
Thông tin tuyên truyền trong Uỷ ban lâm thời của chính quyền tỉnh Thanh
Hoá.

Hữu Loan nổi tiếng với nhiều bài thơ tình lãng mạn như: Màu tím hoa
sim, Tình thủ đô, Hoa lúa, Yên Mô... Các tác phẩm thi ca của Hữu Loan
bị thất lạc hiện đang được người con trai út Nguyễn Hữu Đán sưu tầm và
lưu giữ. Tuy nhiên đến thời điểm này nhà thơ Hữu Loan vẫn chưa cho ra
mắt bạn đọc một tập thơ nào. Ông sống trong một ngôi nhà nhỏ tại quê
hương, các con của ông đã trưởng thành và có cuộc sống tương đối ổn
định.

Ông đã từng trải qua những năm tháng rất cơ cực, ông đi thồ đá vợ tráng
bánh bèo nuôi các con ăn học. Song cho đến bây giờ như ông nói: "Tôi đã
được trả lại tất cả rồi. Hiện tôi đang sống bằng một khoản tiền 400
nghìn đồng do Hội Nhà văn Việt Nam trả hàng tháng".

Thông Luận chuyển đến bạn đọc bài tự sự của nhà thơ, để ghi lại chứng
từ của một bi kịch trí thức trong muôn nghìn bi kịch khác của xã hội
Việt Nam thời hiện đại. "Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh..."


Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ duyên
được cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy
cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư
chất lại thông minh hơn người, nhờ ông mà năm 1938 - lúc đó tôi cũng đã
22 tuổi - tôi chơi ngông vác lều chõng ra Hà Nội thi tú tài, để chứng
tỏ rằng con nhà nghèo tự học cũng có thể đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi
chẳng có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài
Pháp thời đó rất khó khăn. Số người đỗ trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm
đến nỗi 5, 6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những cậu
khóa ấy, trong số có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuân, Đỗ
Thiện và tôi... (theo Lê Thọ Bình, báo Pháp Luật số Xuân Giáp Thân)

Với mảnh bằng tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa dạy
học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà Tham Kỳ chú ý, vời
về nhà dạy kèm cho hai đứa con nhỏ. Tên thật của bà Tham Kỳ là Đái thị
Ngọc Chất, bà là vợ của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông
Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, bà
Tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và
mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt đến (theo Lê Thọ Bình, báo đã dẫn).

Bà Tham Kỳ là một người hiền lành tốt bụng, đối xử với tôi rất đàng
hoàng tử tế, coi tôi chẳng khác người nhà. Nhớ lại ngày đầu tiên khoác
áo gia sư, bà gọi mãi, đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn
lẻn bước ra khoanh tay miệng lí nhí: "Em chào thầy ạ!" Chào xong, cô bé
bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe
như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc
đời. Thế là tôi dạy em đọc, viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm
thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má.
Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đó nhưng ít nói và mỗi lần mở miệng là
cứ y như một "bà cụ non". Đặc biệt em chăm sóc tôi hàng ngày một cách
kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn lúc thì vài quả ớt đỏ
au, lúc thì quả chanh mọng ướt em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè,
nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà đem
ra giếng giặt...

Có lần tôi kể chuyện "bà cụ non" ít nói cho hai người anh của em Ninh
nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em dỗi! Suốt một tuần liền,
em nằm lì ở buồng trong, không chịu học hành... Một hôm bà Tham Kỳ dẫn
tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không
nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện cho em nghe; rồi
tôi đọc thơ... Trưa hôm ấy, em ngồi dậy, ăn một bát to cháo gà và bước
ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng
thông. Cả nhà không ai đồng ý: "Mới ốm dậy, còn yếu lắm, không đi được
đâu!" Em không chịu, nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên
tôi đánh bạo xin phép ông bà Tham Kỳ đưa em lên núi chơi...

Xe kéo chạy chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như
một con sóc con, tôi đuổi theo muốn đứt hơi! Lên tới đỉnh đồi, em ngồi
xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em. Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu,
chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân
trời. Không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:

- Thầy có thích ăn sim không?

Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên, đi xuống
sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ... Khi tỉnh
dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen
nhánh, chín mọng.

- Thầy ăn đi!

Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng và trầm trồ:

- Ngọt quá!

Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với
tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật chưa bao giờ tôi được ăn những quả
sim ngọt đến thế!

Cứ thế, chúng tôi ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhìn em, em cười.
Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi cũng đỏ tím, hai bên má thì... tím đỏ
một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!

Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp
của ông bà Tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em
theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi... Lên tới
bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em giơ
bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi
đi... Tôi quay đầu nhìn lại... Em vẫn đứng yên đó...Tôi lại đi và nhìn
lại cho tới khi không còn nhìn thấy em nữa...
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:14 pm

Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi có nhận được tin tức từ
quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể
lại, khi em mới 15 đã có nhiều chàng trai đến ngỏ lời cầu hôn nhưng em
cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ...

Chín năm sau, tôi trở lại nhà... Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu
làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc
hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa
rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp...

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không "môn đăng hộ
đối" một chút nào. Mãi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành
công là do bố mẹ em ngấm ngầm "soạn kịch bản".

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt
đi, "không đòi may áo mới trong ngày hợp hôn", bảo rằng là: "Yêu nhau,
thương nhau cốt cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả". Tôi cao ráo,
học giỏi, làm thơ hay lại... đẹp giai nên em thường gọi đùa là ông
chồng độc đáo.

Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất
đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi đi thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường
hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên
đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có
giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý
của tôi. Tôi bước đi, tôi lại quay đầu nhìn lại... Nếu như chín năm về
trước, nhìn lại chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật
sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm
thương: hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra
giặt ngoài sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lấy
tấm áo bị nước cuốn đi nên trượt chân té xuống sông chết đuối! Con nước
lớn đã cuốn em đi vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ,
để lại cho tôi nỗi đau không gì có thể bù đắp nổi! Nỗi đau ấy, gần 60
năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.

Nỗi đau ấy tôi phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết
để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác
không hồn... Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May
sao sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm tư gì cứ nói ra,
nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong tôi được dịp bung ra. Khi ấy
chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng. Hai
mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi, chép.

Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh...
...Tôi về không gặp nàng... Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa
ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại
nhà một người bạn ở Thanh Hóa. Anh bạn này đã chép lại và chuyền tay
nhau suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ “Màu Tím Hoa Sim”. [1]
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:15 pm

Đến đây, chắc bạn đọc đã biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh
ngày 2-4-1916, hiện tại đang "ở nhà trông vườn" ở làng Nguyên Hoàn -
nơi tôi gọi là chỗ "quê đẻ của tôi đấy" thuộc Xã Mai Lĩnh, huyện Nga
Sơn tỉnh Thanh Hóa.

Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi
dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên
tôi mới viết nổi những câu:…“chiều hành quân/ qua những đồi hoa sim
/những đồi hoa sim/ những đồi hoa sim dài trong chiều không hết /màu
tím hoa sim /tím chiều hoang biền biệt và chiều hoang tím có chiều
hoang biết/ chiều hoang tím tím thêm màu da diết”.

Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội; từ
giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi "hay cãi, thích
chống đối, không thể làm những gì trái với suy nghĩ của tôi". "Bọn nó"
nhiếc móc, chê tôi ủy mị, hoạnh họe tôi đủ điều, không chấp nhận đơn từ
bỏ kháng chiến của tôi. Tôi chẳng cần, mặc kệ chúng! Tôi thương, tôi
nhớ Hoa Sim của tôi quá rồi! Với lại, tôi cũng đã chán ngấy cái mặt nạ
yêu nước của "bọn nó" rồi!

Tôi về quê chúng chẳng buông tha, theo dõi quản thúc, thường xuyên kiếm
chuyện gây khó dễ tôi cũng chẳng cần biết! Sau bao nhiêu năm trời ngậm
cay nuốt đắng, tôi đã được dịp phơi bày tâm sự trong hai kỳ phỏng vấn
của Hương Ly
(http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=KSHYJHtHqfZyO%2BZZjB3USQ%3D%3D)
, phóng viên BBC tiếng Việt phát thanh trong hai ngày 5 và 12-10-2002.
Theo tôi thì tình hình chung của đất nước bây giờ là thằng nào cũng lợi
dụng trèo đầu cỡi cổ thằng dân chứ có cái gì đâu... Sau phần đầu nói về
nguồn gốc của Màu Tím Hoa Sim và những hệ lụy của bài thơ này, trong
phần II tôi đã nói về cuộc sống cơ hàn và những âm mưu ám sát, chế ngự
của đảng đối với tôi và gia đình tôi từ năm 1956. Dù gian khổ và chết
hụt nhiều lần, tôi nhất định không chịu quỵ lụỵ.

Hồi ấy, ra làm ở ngoài Trung Ương thì bắt phải theo cộng sản nên tôi bỏ
tôi về. Tôi bỏ về nó không cho về... Nó làm tôi tam tình, tứ tội, làm
đủ cách đễ thủ tiêu nhưng mà tôi vẫn tin là tôi có sự che chở của Trời
- Phật cho nên nó không thủ tiêu nổi, bao nhiêu lần đầu độc không
xong... Đó là cái thời 1955 - 1956 khi phong trào Văn nghệ sĩ chống
Ðảng bắt đầu bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm
chống chính sách độc tài, và đồng thời chống những Văn nghệ sĩ bồi bút
đang tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca tụng Ðảng để kiếm chút cơm thừa
canh cặn của chế độ. Làm thơ phải có cái tâm mà phải là cái tâm linh
thật thiêng liêng thì mới có thơ hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà
không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải làm về
Ðảng, ca tụng Ðảng, ca tụng cộng sản, ca tụng cái buôn bán chiến tranh.
Bởi vì cái đánh nhau là cái dễ kiếm chác lắm. Mà kiếm chác ở cái chiến
tranh ấy thì khó kiểm tra lắm cho nên những cái bọn ăn bẩn ấy bao giờ
cũng chủ trương chiến tranh, buôn bán chiến tranh. Mà tôi thì tôi thấy
cái đấy là cái khổ dân nhất nên tôi chống hết sức. Lúc giờ người ta
đang một tí là đề cao Hồ Chí Minh, hai tí là đề cao Hồ Chí Minh...
trong khi tôi lại đề cao cái Tình Yêu. Tôi khóc người vợ tử tế với
mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó khóc như vậy, nó cho là
khóc cái tình cảm riêng... Y như trong Thơ nói đấy: tôi lấy vợ rồi đi
Bộ đội, mới lấy nhau được có hơn tháng, ở nhà Bà ấy đi giặt rồi chết
đuối ở sông... Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc. Bài thơ
ấy lúc bấy giờ nó cho là phản động, làm thơ là phải làm về cộng sản,
làm về bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình... Cái đau khổ
riêng của con người tại sao lại không được khóc!?

Bọn nó xúc phạm đến danh dự và tình cảm thiêng liêng của người Vợ mà
tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ Ðảng, bỏ Cơ quan về
thẳng nhà để đi cày. Bọn ấy không cho bỏ, bắt tôi phải viết đơn xin.
Tôi không xin... Tôi có cái tự do của tôi, cái chuyện bỏ Ðảng, tôi muốn
bỏ là tôi bỏ không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày, đi bừa,
đi thồ, đi đốn củi đưa về, đi xe đá để bán, bọn nó phá tôi đủ cách, bắt
giữ xe đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một
bánh xe cũng bằng gỗ phía trước, có hai càng phìa sau thùng gỗ để đủn
hay kéo đi. Xe cút kít nó cũng không cho, cấm không ai được bán bánh xe
cho tôi nữa. Có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng vai tôi cũng cứ nhận.
Tôi cứ gánh tôi làm, không bao giờ tôi chịu khuất phục. Thế mà chúng nó
cũng theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an mật đi theo dõi,
cho người theo hại tôi... Nhưng mà lúc nào cũng như có người cứu tôi!
Có một cái lạ là chính Thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên
mật vụ nói thật với tôi là được giao lệnh giết tôi nhưng nó là cái
thằng rất yêu Quê hương, nhớ Quê nhà. Nó thường đem bài Yên Mô của tôi
nói về tỉnh Ninh Bình của nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy không nỡ giết
tôi.
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:15 pm

Ngoài bài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau
năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc
Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến nỗi không có đến cái chiếu mà nằm!
Chiếc chiếu
Có ai thấy một người cha
Từng buổi, từng buổi
Trước tủ kính cửa hàng Mậu dịch dòm như nổ mắt
Tì mũi dẹp như quả bóng xuống hơi
Thầm đọc đi đọc lại giá hàng từng thứ đồ chơi
Dù nhiều lần đã hạ giá
Trong óc nổi bòng bong từng mớ
Những cơm đến gạo đến quần đến áo
Ðôi chiếu nằm rách từ giữa rách ra
Tục ngữ nói rằng những chiếc nhà dột từ nóc trên dột xuống
Từng sáng mai nhìn gầm giường
Ðốt cói rụng đầy như chiếu rụng đốt xương
Gió thổi từ dưới thổi lên
Muỗi cũng đốt từ dưới đốt lên
Nhưng con đái dầm lại tiện
Ròng rã mười năm kháng chiến
Cầm vững hai tay
Một cái tình thần
Choảng nhau với súng với bom
Gian khổ còn ư ?
Bố con ta lại vung cái tinh thần như tráng sỹ vung gươm
Chong chóng không quay
Con vứt đi phụng phịu
Sáng kiến làm đồ chơi
Bố thì không thiếu
Bố lại lấy lá dứa vận cho con cái kèn
Bố thổi nó kêu lên tò he. Tò he
Con đắc trí giật kèn đi thổi khắp Ô Kim Mã
Tò he. Tò he
Như một thiên sứ Hài đồng
Xuống lệnh điềm tin
Tò he. Tò he
Nhớ truyện Ðông Chu
Sao đỏ, sao đen
Tò he. Tò he Cuộc đời đẩy đưa, định mệnh dắt tôi đến với một người phụ
nữ khác, sống cùng tôi đến ngày hôm nay. Bà tên Phạm Thị Nhu, cũng là
một người phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Bà vốn là một nạn nhân của chiến
dịch cải cách ruộng đất, đấu tố điền chủ của Việt Minh.

Nhớ lại, lúc đó, tôi còn là chính trị viên tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt
những chuyện đấu tố. Là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại
có tâm hồn nghệ sĩ, nên tôi cảm thấy chán nản quá và không còn kính
trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa cộng sản nữa. Tuy nhiên, tôi đã trót
làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng!
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa tôi ở độ mười
lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu, nắm trong tay gần năm
trăm mẫu tư điền.

Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ
đội sư đoàn 301 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo
tới chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính
Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng
thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh
ông. Riêng tôi rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông. Thế rồi một hôm
tôi nghe tin gia đình ông ấy bị đấu tố. Hai vợ chồng bị đội đấu tố mang
ra cho dân sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên
thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia
đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái 17 tuổi được tha
chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man
hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng
hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các
con cái của địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà tôi hằng
nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì
trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình
ảnh của một cô bé mỗi buổi chiều cứ lén lút đứng bên ngoài song cửa sổ
nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Khi gặp nhau, cô bé ấy nói
vì đi nghe tôi giảng Kiều nhiều hôm để trâu ăn lúa, nên bị bắt phạt...
Lúc gần tới nơi, may sao tôi gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem
luốc. Cô đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi
áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Quá xúc động, nước
mắt muốn ứa ra, tôi lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm
cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị
xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ
trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn
sống hay sẽ chết vì đói khát! Tôi nghe mà lấy làm thương tâm quá, trong
lòng vô cùng xúc động.
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:16 pm

Suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết định đem cô ta về quê tôi, rồi bất chấp
lệnh cấm, tôi đã lấy cô ta làm vợ. Rất may là sự quyết định của tôi đã
không nhầm. Khi xưa, quê tôi nghèo, nhà tôî cũng nghèo, tôi lại còn ở
trong bộ đội nên không có tiền. Nhưng hai vợ chồng cố gắng chịu đựng
đùm bọc nhau bữa đói bữa no... Cho đến ngày nay, bà ấy đã cho tôi 10
người con ngoan, 6 trai, 4 gái và cháu nội cháu ngoại hơn 30 đứa!

Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến
thế sự, ngày ngày hốt đá đi bán, túi giắt theo vài quyển sách cũ tiếng
Pháp, tiếng Việt đọc giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà
chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi cởi mở, tôi được tụi
nó ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm.

Năm 1988, tôi "tái xuất" giang hồ sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở
chốn quê nhà đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến
đi xuyên Việt do Hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để
đòi tự do sáng tác, tự do báo chí - xuất bản và đổi mới thực sự.

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, tôi đã đọc cho công chúng nghe trong
những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất tên là Chuyện tôi về, một loại
bút ký thơ kể về thời gian "Ba mươi năm không phải chuyện / Một sớm một
chiều/ Một ngày tù đã dài như thế kỷ / Ấy là tù giữa chợ..." Trong 30
năm đó, kể từ ngày có vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, và 17 năm sau đó nữa,
chẳng có ai dám viết... Cũng trong dịp này, tôi được may mắn quen biết
người bạn trẻ yêu nước, thường viết lách dưới bút hiệu Tiêu Dao Bảo Cự.
Mến phục nhà trí thức đa tài đầy nhiệt huyết nầy, tôi đã chép tặng bài
thơ Chuyện Di Tề với những câu như sau: "... Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đã làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
thì long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Rìu, Bào
Phó-Mộc" Lần đó, chép xong mấy câu thơ, tôi đã chỉ tay vào trang giấy
nói: "Anh thấy đó chữ Rìu, Bào và Phó-Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn
ám chỉ ai rồi." Anh bạn trẻ gật đầu tỏ vẻ lĩnh hội!

Chuyện này sau đó tôi quên tịt, nhưng hẳn là đã để lại trong tâm tư anh
ta khá nhiều ấn tượng, bằng chứng là 17 năm sau, anh bạn trẻ (lúc này
60 tuổi, và tôi cũng đã 90!) lần mò từ Sài Gòn đến tận nhà thăm tôi!
Mặc dù đang cảm nặng, tôi cũng thu gom được chút lực tàn để hầu chuyện
cùng anh, ăn chung với anh một bữa cơm trưa thanh đạm gọi là đãi khách
từ xa tới! Anh bạn trẻ nói chuyện thật vui, hỏi nhiều thứ tôi không còn
nhớ nổi, nhất là những chuyện xảy ra trong chuyến xuyên Việt năm 1988!
Nhưng những sự việc trước đó thì tôi nhớ như in, nhất là vào cái thời
chúng nó trù dập Nhân Văn Giai Phẩm. Anh bạn trẻ xin phép hút thuốc lá,
tôi không cho; anh bảo cái gì anh cũng bỏ được, trừ cái tật nghiện
thuốc lá! Hừm, có gì mà không bỏ được?! Cái gì có hại là phải bỏ, cộng
sản nó ghê gớm đến thế mà tôi còn bỏ được, nói chi thuốc lá?! Nể mặt
tôi nên anh giữ im lặng, nhưng tôi thấy rõ ánh bất bình trong mắt
anh...

Anh bảo ra về sẽ viết một bài ký sự ghi lại buổi gặp gỡ đó, và anh đã
giữ đúng lời hứa. Lớp trẻ ngày nay thật tài ba! (xem phần Phụ Lục ở
dưới)

Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, Công ty Vitek VTB đột nhiên ra
đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu
đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được
đi. Khoản tiền 100 triệu, trừ thuế còn 90, chia "lộc" cho 10 đứa con
hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu, phòng ốm đau lúc tuổi già, sau
khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy tập thơ
khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán! Hữu Loan
[1] Dưới đây là nguyên văn bài thơ Màu tím hoa sim mà Hữu Loan đã đích
thân đọc lại cho phóng viên Hương Ly (BBC) năm 2002: Màu tím hoa sim
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:17 pm

"Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ bẻ bỏng chiều quê

**

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Năm chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa

**

Một chiều rừng mưa
Ba người anh bị chiến trường đông bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Mầu tìm hoa sim tím chiều hoang biền biệt." Hữu Loan
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:17 pm

Hữu Loan: “Cây gỗ vuông chành chạnh….”
Tiêu Dao Bảo Cự

Đó là mấy từ trong trích đoạn bài thơ Hữu Loan chép tặng tôi vào
sổ tay 17 năm trước, với nét chữ cứng cỏi và cách xuống giòng bậc thang
đặc trưng trong thơ ông. Năm đó ông đã 73 tuổi. “…Tôi là cây
gỗ
vuông
chành
chạnh
suốt đời
đã làm thất bại
mọi âm mưu
đẽo tròn
để muốn tùy tiện
lăn long lóc thế nào
thì long lóc
Chân
tính
đấy
hỡi Rìu, Bào
Phó – Mộc”
( chuyện Di Tề ) Đó là năm ông “tái xuất giang hồ” rời bỏ làng quê
giong ruổi về phương nam sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê
nhà, một nơi đèo heo hút gió ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong chuyến đi xuyên Việt năm 1988 của đoàn Hội
văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian để đòi tự do sáng tác, tự do báo
chí - xuất bản và đổi mới thực sự, chúng tôi đã đưa Hữu Loan về lại quê
nhà sau gần một năm lang bạt.

Lần ấy, chép xong mấy câu thơ, ông chỉ tay vào trang giấy nói với tôi:
“Anh thấy đó. Chữ Rìu, Bào và Phó - Mộc viết hoa. Anh biết tôi muốn ám
chỉ ai rồi”.
https://2img.net/h/i122.photobucket.com/albums/o256/thongluan/HuuLoan-BaoCu-1.jpg
Hữu Loan và Bảo Cự (th.3/2005)

Dọc đường đất nước trên chuyến đi, ông cũng đọc cho công chúng nghe
trong những lần gặp gỡ, bài thơ dài mới nhất của ông, bài “Chuyện tôi
về”, một loại bút ký thơ kể về thời gian “ Ba mươi năm không phải
chuyện / Một sớm một chiều/ Một ngày tù đã dài như thế kỷ / Ấy là tù
giữa chợ….”. Nhưng 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án văn nghệ gọi là “Nhân
văn - Giai phẩm”, và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết, nói gì về
chuyện của ông dù không ít người biết. Ngay cả sau khi gần đây, có hiện
tượng xôn xao dư luận là một công ty đã bỏ ra 100 triệu đồng để mua bản
quyền bài thơ nổi tiếng "Mầu tím hoa sim” của ông. Nhân sự việc này
trên báo chí có một vài bài viết về ông nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc
đến 30 năm đó, như thời gian này không hề có trong cuộc đời ông.

Một sự im lặng khủng khiếp không chỉ đè nặng lên riêng đời ông mà còn
trói tay những người cầm bút và choàng phủ lên cả đời sống dân tộc. Đó
là sức mạnh, sức nặng ghê gớm của bạo lực và cường quyền, của nỗi sợ
hãi và lòng hèn nhát, là bi kịch của một đất nước tự cho và cũng được
phong tặng là đất nước anh hùng.
Trong hoàn cảnh đó, Hữu Loan đã chọn riêng cho mình một lối sống, dù
nghiệt ngã nhưng đầy bi tráng. Như ông viết trong “ Chuyện tôi về”:
“Tôi không làm nhà vì mắc làm người”, “Đi ăn cắp và làm cán bộ là tôi
không đi…”. Ông thà đi cuốc đất, đập đá và đẩy xe thồ suốt 30 năm để
làm “Cây gỗ vuông chành chạnh” không cho ai lăn long lóc, trong khi bao
nhiêu văn nghệ sĩ đồng thời với ông đã tha hồ để cho “tùy tiện bị lăn
long lóc thế nào thì long lóc” ngoài đời cũng như trong văn học nghệ
thuật.

Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên, tôi thực lòng ngưỡng mộ “cây gỗ vuông chành
chạnh” Hữu Loan nên trong 17 năm qua, dù trải bao nhiêu khó khăn vây
khổn, trong tôi vẫn thôi thúc ý muốn gặp ông lần nữa. Tôi vẫn sợ rằng
nếu không còn dịp nào gặp lại ông, đối với tôi đó sẽ là niềm ân hận lớn
trong đời.

Trong chuyến đi xuyên Việt lần thứ hai bằng xe gắn máy năm 2003, tôi đã
định đến thăm ông, nhưng rủi thay, khi đến địa đầu tỉnh Thanh Hóa, chỉ
còn cách nơi ông ở vài mươi cây số, tôi bị tai nạn phải lên xe đò đi
thẳng ra Hà nội, tôi đành để lỡ dịp trong hối tiếc.

Đầu năm 2005 này, trong chuyến đi xuyên Việt từ Nam ra Bắc lần thứ 3
bằng nhiều loại phương tiện, tôi nhất quyết đến thăm ông và tôi đã thực
hiện được.

Trên đường trở về bằng chuyến xe du lịch open tour Hà Nội - Sàigòn, tôi
xuống xe ở Ninh Bình, một điểm dừng của open tour này, để tìm gặp lại
Hữu Loan. Ninh Bình là tỉnh giáp giới phía Bắc của Thanh Hóa. Tôi hỏi
thăm biết huyện Kim Sơn của Ninh Bình, nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi
tiếng, cách thị xã Ninh Bình 30 cây số nằm tiếp giáp với huyện Nga Sơn,
Thanh Hóa, nơi Hữu Loan đang ở. Tôi thuê một xe gắn máy và tự mình tìm
đường đi sau khi nghiên cứu bản đồ. 17 năm trước tôi đến nhà ông theo
đường quốc lộ 1 từ thị xã Thanh Hóa ra, lần này đi ngược lại từ phía
bắc vào, theo một con đường khác.

Sau khi đến nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ đá xưa nhất và lớn nhất Việt
Nam, nơi hết địa phận huyện Kim Sơn, người ta bảo phải đi khoảng 20 cây
số nữa mới đến trung tâm huyện Nga Sơn. Tôi chạy theo con đường liên
tỉnh lộ nhỏ hẹp, phía Nga Sơn xem ra không trù phú bằng bên Kim Sơn,
nơi có những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh, với những đàn vịt trắng
xóa bờ kênh và rất nhiều nhà thờ hai bên đường. Tôi vừa đi vừa hỏi thăm
đến thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh. Giờ này đã gần trưa, con đường trải
nhựa liên xã vắng vẻ. Đến nơi, tôi hỏi thăm mấy em nhỏ học sinh đang
chơi la cà trên đường. Các em chỉ cho tôi con đường chạy thẳng đến chân
núi, gần đó có chỗ rẽ vào một lối nhỏ đúc bê tông. Tôi thầm nghĩ không
lẽ người ta đã thay đổi tư duy, trọng thị nhà thơ nên đã cho làm con
đường bê tông ở xóm nhỏ heo hút này. Vào đó hỏi tiếp, mấy người lại nói
cho tôi biết nhà ông Hữu Loan ở chỗ nhà lầu hai tầng đang xây bên phải.
Hai người nói như thế, làm tôi càng ngạc nhiên vì cách họ nói mấy từ
“nhà lầu hai tầng” nghe có vẻ khác lạ, bao hàm sự thán phục như nói về
một cái gì phi thường ở thôn xóm không có mấy nhà khang trang này. Tôi
lại nghĩ không lẽ Hữu Loan đã được “đổi đời” rồi vì lần trước đến, căn
nhà do chính tay ông dựng nên từ xưa vừa bị sập và mấy năm sau đó tôi
nghe tin loáng thoáng ông được xây “nhà tình nghĩa” và tài trợ xuất bản
tập thơ. Dù sao nếu đươc như thế tôi cũng mừng cho ông.

Tôi đã mừng hụt. Nhà Hữu Loan chỉ là căn nhà cũ kỹ phía sau “nhà lầu
hai tầng đang xây” mà thôi. Đằng sau cánh cổng sắt hơi tối dưới bóng
cây âm u, một phụ nữ đang nằm trên chiếc võng treo ngang qua cổng và
hai con chó đen dưới chân nhâu nhâu lên sủa. Chị đứng dậy suỵt chó im
và khi tôi hỏi Hữu Loan, chị bảo “ông cháu có nhà”. Chị tự giới thiệu
là con dâu của ông. Chị mở cổng đưa chúng tôi vào nhà mời ngồi ở chiếc
ghế gỗ vừa vội vàng dọn dẹp căn phòng ngổn ngang bề bộn mọi thứ linh
tinh. Chị loay hoay pha trà mời chúng tôi với bộ ấm chén xỉn màu và cho
biết Hữu Loan đang ốm. Chị nói thêm bình thường chỉ có hai ông bà ở
nhà, mấy hôm nay ông ốm nên chị đến chăm sóc.

Trong khi nói chuyện với chị, chúng tôi quan sát căn phòng và nghe
tiếng ho sù sụ ở phòng kế bên, sau khung cửa không có cánh tối om, được
che bằng tấm màn vải cũ kỹ.

Căn phòng không có trần, đồ đạc không có gì giá trị. Trên tường có treo
mấy tấm hình. Một tấm chụp Hữu Loan đứng bên cạnh bức tượng của mình,
tác phẩm điêu khắc của Phạm Văn Hạng năm 1990 theo như ghi chú bên
dưới. Một tấm chụp lại phác thảo chân dung bà Phạm thị Nhu (tức bà Hữu
Loan) do một họa sĩ nào đó ký tên không rõ vẽ tặng ông. Đặc biệt chiếc
bàn thờ đơn sơ, chỉ là một mảnh ván đóng lên tường với mấy bình nhang
cắm hoa giấy và vỏ một hộp bánh bằng các tông, phía trên chỉ treo một
bức thư pháp viết chữ Tâm bằng Hán tự, nét chữ sắc sảo và cứng cỏi, bên
ngoài có nhện giăng và bụi bám.
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:18 pm

Nói chuyện một lúc, tôi ngỏ ý với chị con dâu muốn vào tận giường thăm
Hữu Loan nếu ông ốm nặng thì nghe tiếng dép lệt sệt bước ra. Trước mắt
tôi, Hữu Loan không còn phong độ như năm nào. Ông đội chiếc mũ len,
quấn khăn quàng, mặc áo khoác bên ngoài áo len trong khi vào nhà nóng,
tôi phải cởi áo khoác. Khuôn mặt ông có sắc hồng nhưng không phải nét
hồng hào khỏe mạnh. Đôi mắt nhỏ sáng quắc năm xưa đã phần nào mờ mịt.
Tôi đứng lên chào và hỏi ông còn nhớ tôi không, ông nhìn tôi ngẫm nghĩ
rất lâu không nói gì. Khi tôi nói tên và nhắc lại chuyến đi xuyên Việt
năm xưa, ông ôm lấy tôi và nói: “ Còn sống để gặp lại nhau là mừng lắm
rồi”.

Ông mời tôi ngồi xuống ghế. Tôi nói tìm đường vào nhà ông cũng khá vất
vả. Ông bảo ai muốn tìm đừng hỏi ngay đến nhà ông vì hỏi như thế chúng
nó không chỉ đâu. Chúng nó được lệnh rồi. Tôi ôn lại chuyện xưa nhưng
kinh ngạc thấy ông còn nhớ rất ít. Ngay cả bài thơ “Chuyện tôi về” ông
tâm đắc ngày ấy và đã đọc hàng chục lần trước công chúng ông cũng quên.
Ông bảo tôi đọc cho ông nghe nhưng tôi chỉ thuộc vài câu. Tôi hỏi bản
thảo có còn không, ông bảo đã mất hay để đâu ông không nhớ. Bây giờ mắt
ông không đọc được chữ nữa, khi cần phải nhờ con cháu đọc.

Tuy nhiên những chuyện và những bài thơ xưa hơn ông lại nhớ rất rõ. Ông
kể đi kể lại việc một người được giao nhiệm vụ giết ông nhưng mỗi lần
sắp ra tay lại không nỡ vì nhớ đến bài thơ ông viết về quê hương anh
ta. Chính anh ta đã nói lại với ông chuyện đó và ông đọc bài thơ cho
tôi nghe. Ngồi nói chuyện khá lâu, và vì lúc chạy xe trên đường hơi bị
lạnh, cảm thấy thèm thuốc lá, tôi rút bao thuốc xin phép ông hút nhưng
ông nghiêm mặt chỉ tay vào tôi nói: "Tôi cấm anh”. Tôi gượng cười cất
bao thuốc và nói hiện nay tôi còn nghiện một thứ chưa bỏ được là thuốc
lá. Ông nói ngay: “ Cái gì có hại phải bỏ. Có gì mà không bỏ được. Ngay
cộng sản là thứ ghê gớm mà tôi còn bỏ được huống gì thuốc lá.”

Lát sau, ông bắt đầu ho nhiều hơn và khạc nhổ đờm xuống đất, tôi tỏ ra
quan ngại về sức khỏe của ông nhưng ông bảo ông chỉ bị cảm mấy ngày nay
thôi. Ngày thường ông vẫn ra ngoài được và thường xuyên tập khí công.
Tôi hỏi ông tập theo phương pháp nào và vào lúc nào. Ông bảo ông tập
bất cứ lúc nào, kể cả khi ngồi, nằm, đi lại.

Hỏi thăm về gia đình, ông cho biết ông có 10 người con, 30 cháu và tỏ
ra không vui vì hoàn cảnh con cháu. Người con đầu thông minh, thuộc
loại học giỏi nhất tỉnh nhưng thời đó vì chuyện của ông, anh không được
vào đại học. Đến nay chỉ có người con trai út tốt nghiệp kiến trúc sư
đang làm việc ở Hà Nội, còn những người khác đều lập gia đình, làm
ruộng, làm nghề và ở quanh quẩn gần đó.

Về nguồn sống của ông bà, ông bảo thu nhập chính của ông là tiền bán
củi. Củi ở đây là cọng và lá dừa khô của hơn chục cây dừa rất cao do
chính ông trồng từ xưa. Vùng này người ta chuộng thứ củi dừa vì có sẵn
trong vườn và cháy tốt.

Bà Hữu Loan đi đâu về, nghe cô con dâu báo, vội lên chào khách. Gặp tôi
bà nhớ ra ngay. Có lẽ tôi gây ấn tượng cho bà vì lần trước chúng tôi đã
giúp đưa ông về sau khi ông “bỏ nhà ra đi” cả năm trời. Lần đó tôi đã
khen bà mặc áo tím đẹp khi Hữu Loan giới thiệu bà với chúng tôi lúc gặp
bà ngồi bán hàng trên đầu cầu. Tôi cũng đã hỏi bà có phải vì Hữu Loan
thích mầu tím nên bà mặc áo tím không. (Dĩ nhiên bà là vợ sau của Hữu
Loan vì người vợ đầu của ông, mới “cưới nhau xong là đi”, “nhưng không
chết người trai khói lửa / Mà chết người em gái nhỏ hậu phương” đã gây
xúc động cho Hữu Loan viết nên bài thơ “ Mầu tím hoa sim” bất hủ).

Bà Hữu Loan bây giờ đã hơn 70 tuổi nhưng bề ngoài trông có vẻ còn khỏe
mạnh dù bà bảo cũng đang bị nhiều bệnh mãn tính. Bà mời tôi ở lại dùng
cơm. Lúc đó đã quá trưa, gần xế chiều, tôi hơi ái ngại và cũng sợ về
muộn vì còn phải đi đường xa nên xin cáo từ. Bà bảo không lẽ khách từ
trong nam ra thăm mà không mời được bữa cơm, hơn nữa nhà cũng chưa ăn
trưa, thức ăn có sẵn, chỉ nấu quàng nồi cơm là xong. Tôi đành nán lại.

Bữa ăn bà đãi chúng tôi quả có nhiều món có sẵn mà bà dự trữ để ăn dần.
Cá kho, canh rau nấu với thịt heo, tép kho ăn ghém với khế chua hái
trong vườn, lại thêm món trứng tráng. Hình như tất cả các thứ dự trữ bà
đều mang ra mời khách. Chúng tôi vừa ăn vừa phải luôn tay xua đàn ruồi
bay vù vù chung quanh. Hữu Loan chỉ ăn được lưng hai bát cơm.

Trong khi ăn bà nói chuyện vui. Bà kể dạo ông đi nam, ông viết thư về
bảo có mấy cô còn trẻ mê ông muốn lấy ông làm vợ bé, ông còn dám bảo
“có lẽ cũng phải lấy thôi.” Nghe nhắc đến chuyện đó mắt Hữu Loan ánh
lên nét tinh quái và ông mỉm cười nói: “Vì thế tôi mới gọi bà là Thiến
Thư. Thiến Thư chứ không phải Hoạn Thư”. Chúng tôi đều cười xoà.

Dạo đó hình như bà cũng có ghen thật. Tôi nghe nói bà đã xé mấy bức ảnh
ông chụp chung với mấy cô gái trẻ. Bây giờ ông đã 90 tuổi, bà hơn 70,
nhưng nhắc đến chuyện tình yêu, ghen tuông, hai ông bà vẫn còn xúc cảm,
tuy trong một trạng thái khác. Đúng là chuyện không tuổi và của muôn
đời.

Câu chuyện vui không làm tôi bớt cảm giác phiền muộn trong lòng khi
nghĩ về hoàn cảnh Hữu Loan hiện nay. Dĩ nhiên sinh - lão - bệnh - tử là
chuyện tất yếu của đời người. Nhưng hình ảnh một ông gìa ốm yếu ho hen,
lẩn quẩn trong căn nhà cũ kỹ với người vợ tuổi đã cao, cũng nhiều bệnh
tật, có cái gì làm tôi cám cảnh. Hơn nữa, người đó lại là Hữu Loan.

Lẽ ra ông đã có một cuộc sống khác. Một nhà thơ tài hoa, một trí thức,
một chiến sĩ cách mạng dày dạn, từ thời khởi nghĩa chống Pháp giành
chính quyền mới hơn 20 tuổi đã phụ trách 4 ty của tỉnh, một cán bộ
tuyên huấn sư đoàn xuất sắc… đúng ra phải có vị trí xứng đáng và cuộc
sống tốt hơn so với bao nhiêu người bất tài đang nắm giữ chức quyền và
sống xa hoa phung phí hiện nay.

Tôi nghĩ thực ra chính ông đã chọn cuộc sống này từ khi làm bài thơ “
Mầu tím hoa sim” và tham gia “ Nhân văn- Giai phẩm”, sau đó tự ý bỏ về
quê nhà. Trong khi người ta lên án tư tưởng tiểu tư sản ủy mị thì ông
làm bài thơ khóc người vợ trẻ lúc từ chiến trường trở về phải ngồi bên
"ngôi mộ đầy bóng tối với chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn
lạnh vây quanh" của người con gái vắn số không kịp chờ ông. Ông không
thể “giữ lập trường”, nén đau thương, xúc cảm của mình theo chỉ thị của
lãnh đạo. Con người không phải là gỗ đá, không phải là súc vật phản xạ
có điều kiện. Nhà thơ chân chính càng không thể chỉ nặn ra những tác
phẩm theo đơn đặt hàng hay những bài tuyên truyền sáo rỗng dối trá dù
là theo “yêu cầu của cách mạng” đi chăng nữa. Chính vì thế sau khi viết
“Mầu tím hoa sim”, ông bị kiểm điểm, bài thơ bị cấm phổ biến công khai
nhưng lại được chính các chiến sĩ chép tay lén lút, đọc thầm cho nhau
nghe, và sau đó vượt không gian, thời gian đi vào lòng người để trở
thành một trong những bài thơ tình bất hủ của thi ca Việt Nam.
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Admin Mon Feb 18, 2008 6:20 pm

Cùng với các văn nghệ sĩ trong nhóm “ Nhân văn – Giai phẩm”, Hữu Loan
đã dùng ngòi bút để lột trần, lên án cái ác núp dưới bất cứ thứ nhân
danh, chiêu bài nào. "Nhân văn- Giai phẩm” là sự lựa chọn quyết liệt
của những người làm văn học nghệ thuật chân chính với tinh thần “ Lời
mẹ dặn” của Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu / Ghét ai cứ bảo là ghét”.
Đó là đỉnh cao của văn học nghệ thuật, cũng là đỉnh cao của trí tuệ và
nhân cách. Đỉnh cao đó tất yếu bị phá đổ, vùi dập khi quyền bính được
xây dựng bằng bạo lực và dối trá. Sự lựa chọn đó là một lựa chọn sinh
tử và đã phải trả gía đắt, đắt bằng sự khốn cùng của đời người, bằng
một vết nhơ lớn trong lịch sử dân tộc.

Khi tôi hỏi về chữ Tâm treo trên bàn thờ, Hữu Loan bảo chính tay ông viết và suốt đời ông chỉ thờ một chữ Tâm.

Tôi chợt nhớ đến những điều ông nói trong chuyến đi xuyên Việt năm xưa mà tôi đã ghi lại trong bút ký Hành trình cuối đông


“Cái tâm mới là điều quan trọng trong văn học. “ Chữ tâm kia mới bằng
ba chữ tài”. Sai lầm của chế độ là đã đề cao giai cấp tính, đến chỉ còn
đẳng cấp thống trị. Giai cấp tính không bằng nhân đạo tính". Với cái
tâm trong sáng của mình, Hữu Loan đã thấu suốt tình hình đất nước và có
những nhận định sắc bén:

“ Đất nước ta là nơi nói giỏi nhất nhưng làm sai nhiều nhất, người sai
lầm ít thì bị tội nặng, không được sửa sai, như bác sĩ làm chết người,
lái xe gây tai nạn bị lấy bằng, đi tù, còn những người làm sai nhiều,
giết nhiều người, làm hại làm khổ hàng triệu người thì lại được sửa
sai, nói dễ dàng “sai thì sửa”.

“Người nói thật cũng bị trừng trị. Tôi cũng bị trừng trị vì tôi viết
văn là nói thật. Có người hỏi động cơ viết văn của tôi là gì, tôi trả
lời động cơ viết văn của tôi là thích chửi vua. Ít ai dám chửi vua
nhưng vua sai thì nhà văn có quyền chửi.”

Vào thời điểm đó, Hữu Loan nhấn mạnh về sứ mạng của nhà văn:

“ Bây giờ nhà văn chỉ cần làm thư ký của thời đại là đã lớn lắm rồi.
Hiện thực nỗi đau của nhân dân rất vĩ đại. Vấn đề không phải có lớn
không mà là có dám lớn không.”

Dám nói thật và động cơ viết văn “thích chửi vua” chính là sứ mạng,
nhân cách và bản lĩnh của người cầm bút trong những thể chế hay giai
đọan lịch sử mà sự sai lầm và độc đóan lên ngôi thống trị. Đó cũng là
“định mệnh” của nhà văn chân chính. Định mệnh của những người đã lựa
chọn cuộc chiến đấu không cân sức: “Chuyện Hữu Loan là chuyện
Một vạn chín trăm năm mươi ngày gấp hơn
mười lần chuyện Ba Tư
vô cùng căng thẳng
Giữa hai bên
một bên là chính quyền có
đủ thứ nhân dân
quân đội nhân dân
toà án nhân dân
nhà tù nhân dân
và nhất là
cuồng tín nhân dân
thứ bản năng ăn sống
nuốt tươi
ăn lông ở lỗ nguyên thủy
được huy động đến
tột cùng
sẳn sàng hủy
cũng như tự hủy
một bên nữa là
một người tay không
với nguyện vọng
vô cùng thiết tha
được làm người lương thiện
nói thẳng
nói thật
bọn ác
bọn bịp
thì chỉ tên vạch mặt
người nhân thì
xin thờ
như Thuấn Nghiêu”
( Chuyện tôi về ) Cuộc sống của Hữu Loan thời kỳ đêm dài 30 năm đúng là
“vô cùng căng thẳng”, đặc biệt khi “cuồng tín nhân dân” còn bị nhồi sọ
và kích động bởi bộ máy tuyên truyền hùng hậu.

Thời kỳ đó đã qua và hiện nay những nhà văn chân chính như Hữu Loan
không cô độc nữa, dù cũng còn phải chịu đựng không ít khó khăn trù dập.
Trung thực và dũng cảm vẫn là điều không thể thiếu khi nhà văn muốn nói
lên sự thật.

Riêng Hữu Loan, ông đã giữ vững sự lựa chọn đó đến cuối đời. Theo tôi
biết, nếu không lầm, sau thời kỳ đổi mới, Hữu Loan là người duy nhất
không làm đơn xin khôi phục hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Cuộc sống của ông cho đến tận hôm nay, dù trải qua bao nhiêu gian nan
khốn cùng, đó vẫn là một cuộc sống làm người tử tế đúng nghĩa. Hơn nữa
đó còn là một cuộc đời bi tráng rực rỡ, lấp lánh niềm đau và khí phách
như những bài thơ của chính ông.

Hôm trước ở Hà Nội, tôi nghe nói con trai út của ông định sắp tới sẽ tổ
chức thượng thọ 90 tuổi cho ông với mục đích để bạn bè trong nam ngoài
bắc có dịp gặp ông một lần trước khi ông quá gìa yếu. Tôi may mắn đã
được gặp lại ông trước dịp này.

Cuộc đời Hữu Loan chính là một tượng đài của nhân cách, lòng trung thực
và khí phách anh hùng. Tượng đài đó có thể biểu trưng bằng “cây gỗ
vuông chành chạnh” và một chữ Tâm. Người xưa nói “Dụng nhân như dụng
mộc”. Cây gỗ vuông này thời đại của ông không dùng nhưng lịch sử sẽ
dựng lên thành một tượng đài, cũng là một loại bút “ tả thanh thiên”
lồng lộng giữa đất trời. Tháng 6 năm 2005
Tiêu Dao Bảo Cự


Ghi chú: Xem thêm: Tiêu Dao Bảo Cự, Hành trình cuối đông, bút ký. Nhà
xuất bản Văn nghệ (USA), 1998. Phần Phụ lục của bút ký này có đăng toàn
văn bài thơ "Chuyện tôi về" của Hữu Loan.

Phạm Đỉnh
Nguồn: www.thongluan.org
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 42
Age : 44
Đến từ : Hải Phòng
Nghề nghiệp/Sở thích : Lao Động
Hài hước : VUI VẺ
Registration date : 04/01/2008

http://www.d20vn.co.cc

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by pink_le Tue Mar 04, 2008 10:38 pm

Sao dữ liệu ngày tháng năm sinh lại không khớp nhau nhỉ. cách tới 3 năm
Hồi trước mình có đọc 1 bài về chuyện lấy vợ lần thứ 2 của Hữu Loan. Nói là người này nhỏ tuổi, nhà cửa khá giả gia giáo. Ban đầu mẹ cô ấy không cho phép, bảo ông đã có vợ rồi, còn con cái ai nuôi, không muốn con gái làm thứ. Hữu Loan nói rõ sự tình thì bà thương cả lắm và cho phép lấy. Lúc đó Hữu Loan hơn 30 tuổi. Very Happy

pink_le

Nữ
Tổng số bài gửi : 29
Age : 43
Đến từ : Ha Noi
Nghề nghiệp/Sở thích : Buon dua le
Hài hước : Cực kì luôn
Registration date : 15/01/2008

http://vietbao.vn

Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Nhà thơ Hữu Loan: Thơ tôi, dấu ấn đời tôi

Bài gửi by Ledung Wed Mar 05, 2008 1:29 pm


Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 14-6-1919 tại làng
Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông đỗ tú tài Tây sau
đó đi dạy học, tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở huyện Nga Sơn.
Khi cách mạng thành công, Hữu Loan giữ chức Ủy viên Thông tin tuyên
truyền trong Uỷ ban lâm thời của chính quyền tỉnh Thanh Hoá.


Hữu Loan nổi tiếng với nhiều bài thơ tình lãng mạn như: Màu tím hoa sim, Tình thủ đô, Hoa lúa, Yên Mô...
Các tác phẩm thi ca của Hữu Loan bị thất lạc hiện đang được người con
trai út Nguyễn Hữu Đán sưu tầm và lưu giữ. Tuy nhiên đến thời điểm này
nhà thơ Hữu Loan vẫn chưa cho ra mắt bạn đọc một tập thơ nào. Ông sống
trong một ngôi nhà nhỏ tại quê hương, các con của ông đã trưởng thành
và có cuộc sống tương đối ổn định.


Ông đã từng trải qua những năm tháng rất cơ cực, ông đi thồ đá vợ tráng bánh bèo nuôi các con ăn học.
Song cho đến bây giờ như ông nói: "Tôi đã được trả lại tất cả rồi. Hiện tôi đang sống bằng một khoản tiền 400 nghìn đồng do Hội Nhà văn Việt Nam trả hàng tháng".

http://www.thotre.com/index.php?menu=detail&mid=48&nid=464

Ledung
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim! Empty Re: Hữu Loan- MàuTím Hoa Sim!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết